VÀI NÉT VỀ ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO BÁN ĐẢO BARTON VÀ WEIVER, ĐẢO KING GEORGE, NAM CỰC

Similar documents
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM SPSS 12.0 * PHẦN 4

Bài 3: Mô phỏng Monte Carlo. Under construction.

Chapter#2 Tính chất của vật chất (Properties of Substances)

VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐẠI CƯƠNG. TS. Ngô Văn Thanh Viện Vật Lý

Các Phương Pháp Phân Tích Định Lượng

Đầu Nối Cáp T 630A 93-EE9X5-4-Exp-A-3/C Series Đầu Nối T : 24 kv 125 kv BIL Đáp ứng các tiêu chuẩn : IEC 502-4, VDE 0278 Hướng Dẫn Sử Dụng

BÁO CÁO THỰC HÀNH KINH TẾ LƯỢNG

Why does the motion of the Pioneer Satellite differ from theory?

Đánh giá: ❶ Bài tập (Quiz, In-Class) : 20% - Quiz (15-30 phút): chiếm 80%; 5 bài chọn 4 max TB - In-Class : chiếm 20% ; gọi lên bảng TB

log23 (log 3)/(log 2) (ln 3)/(ln2) Attenuation = 10.log C = 2.B.log2M SNR db = 10.log10(SNR) = 10.log10 (db) C = B.log2(1+SNR) = B.

CHƯƠNG TRÌNH DỊCH BÀI 14: THUẬT TOÁN PHÂN TÍCH EARLEY

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU ĐIỆN XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ QUY MÔ PHÂN BỐ CỦA THAN TRONG TRẦM TÍCH ĐỆ TAM VÙNG TRŨNG AN NHƠN - BÌNH ĐỊNH

5 Dùng R cho các phép tính đơn giản và ma trận

DỰ BÁO TƯỚNG THẠCH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH CHO ĐÁ CHỨA CARBONATE PHÍA NAM BỂ SÔNG HỒNG, VIỆT NAM

PHÂN TÍCH PHÂN BỐ NHIỆT HYDRAT VÀ ỨNG SUẤT TRONG CẤU TRÚC BÊ TÔNG ĐỂ KIỂM SOÁT SỰ GÂY NỨT CỦA CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP

NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN VÀ PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU CÔNG SUẤT PHÁT CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI LƯỚI: XÉT CHO TRƯỜNG HỢP LƯỚI ĐIỆN HẠ THẾ 1 PHA

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Năm 2015 O A O OB O MA MB = NA

15 tháng 06 năm 2014.

TÍNH TOÁN ĐỊNH HƯỚNG CHẾ TẠO CẤU TRÚC UVLED CHO BƯỚC SÓNG PHÁT XẠ 330nm

TỐI ƯU HÓA ĐA MỤC TIÊU ỨNG DỤNG XÁC LẬP CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆ SẤY THĂNG HOA (STH) TÔM THẺ

KHI X L T SÔNG H NG VÀO SÔNG ÁY

PH NG PH P D¹Y HäC TÝCH CùC TRONG GI O DôC MÇM NON

PHÂN TÍCH T & CÂN BẰNG B

KHÁI niệm chữ ký số mù lần đầu được đề xuất bởi D. Chaum [1] vào năm 1983, đây là

hoctoancapba.com Kho đ ề thi THPT quốc gia, đ ề kiểm tra có đáp án, tài liệu ôn thi đại học môn toán

GIÁO TRÌNH Mô phỏng và mô hình hóa (Bản nháp) Trịnh Xuân Hoàng Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KHCN VN Hà Nội 2015

sao cho a n 0 và lr(a n ) = Ra n X a n với X a n R R. Trong bài báo này, chúng Z r (R) (t.ư., Z l (R)).

Ngô Nh Khoa và cs T p chí KHOA H C & CÔNG NGH 58(10): 35-40

QUY LUẬT PHÂN BỐ, TIỀN ĐỀ VÀ DẤU HIỆU TÌM KIẾM QUẶNG HÓA VERMICULIT Ở ĐỚI SÔNG HỒNG VÀ ĐỚI PHAN SI PAN

Mục tiêu. Hiểu được. Tại sao cần phải định thời Các tiêu chí định thời Một số giải thuật định thời

CƠ SỞ VẬT LÝ HẠT NHÂN

LÝ LỊCH KHOA HỌC. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI. 1. Họ và tên: Vũ Đặng Hoàng

Mã khối không thời gian trực giao và điều chế lưới

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM DIỆT VIRUS AVIRA

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐÊ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM Đề bài y x m 2 x 4. C. m 2. có bảng biến thiên như hình dưới đây:

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Luâ t Chăm So c Sư c Kho e Mơ i va Medicare

Nhiễu và tương thích trường điện từ

Nguồn điện một chiều E mắc trong mạch làm cho diode phân cực thuận. Gọi I D là dòng điện thuận chạy qua diode và V D là hiệu thế 2 đầu diode, ta có:

Nguyễn Thị Huyền Trang*, Lê Thị Thủy Tiên Trường Đại học bách khoa, ĐHQG tp Hồ Chí Minh,

Google Apps Premier Edition

NG S VIÊN TRONG CH M SÓC

1. chapter G4 BA O CA O PHA T TRIÊ N BÊ N VƯ NG

NGUỒN THÔNG TIN MIỄN PHÍ TRÊN INTERNET : ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG DƯƠNG THÚY HƯƠNG Phòng Tham khảo Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên TP.

NGUYỄN THỊ VIỆT HƢƠNG

TẠO PAN ĐỘNG CƠ Ô TÔ ĐIỀU KHIỂN BẰNG MÁY TÍNH


Phâ n thông tin ba o ha nh cu a ASUS

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

KH O SÁT D L NG THU C TR SÂU LÂN H U C TRONG M T S CH PH M TRÀ ACTISÔ

BẢNG GIÁ THIẾT BỊ SELEC

Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (ngày Tất niên năm Nhâm Thìn) Đại diện nhóm biên soạn Chủ biên Hoàng Minh Quân Phan Đức Minh

- Cài đặt hệ số CT: 1/5-999 KA. - Nguồn cấp: AC: 240V AC ±20%, (50 / 60Hz) - 110V AC ±20%, (50 / 60Hz) - Mạng kết nối: 1 pha 2 dây hoặc 3 pha 3/4 dây

Th vi n Trung Tâm HQG-HCM s u t m

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN HÀ MY

Phạm Phú Anh Huy Khoa Xây dựng, Đặng Hồng Long- Khoa Xây dựng,

GIÁO H I PH T GIÁO VI T NAM TH NG NH T

MÔN KINH TẾ LƯỢNG (Econometric)

Long-term sediment distribution calculation taking into account sea level rise and the development of Day estuary

NHẬP MÔN HIỆN ĐẠI XÁC SUẤT & THỐNG KÊ

ĐƠN KHIÊ U NA I/THAN PHIỀN CU A HÔ I VIÊN. Đi a chi Tha nh phô Tiê u bang Ma zip

NGHIÊN C U XU T XÂY D NG H H TR RA QUY T NH KHÔNG GIAN CHO THOÁT N C Ô TH B NG CÁC GI I PHÁP CÔNG TRÌNH

Trao đổi trực tuyến tại: l

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Tóm tắt Ngữ pháp tiếng Anh lớp 6 (Cả năm)

TH TR NG HÀNG KHÔNG, KHÔNG GIAN VI T NAM

(Analytical Chemistry)

CH NG IV TH C HI N PH NG PHÁP T NG H P CHO QUY HO CH S D NG B N V NG NGU N TÀI NGUYÊN T AI

BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÀNG MỎNG SẮT ĐIỆN - ÁP ĐIỆN PZT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SOL - GEL ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG CẢM BIẾN SINH HỌC

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 48, 2008 TỔNG HỢP VÀ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN KHÁNG NẤM CỦA MỘT SỐ DẪN XUẤT AMIT VÒNG THƠM VÀ AMIT DN VÒNG TÓM TẮT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Đ N G N NG T N Ọ NG N N TR NG NG N R

Thông tin mang tính a lý trên m t vùng lãnh th bao g m r t nhi u l p d li u khác nhau (thu c n v hành chánh nào, trên lo i t nào, hi n tr ng s d ng

PHÂN LẬP CÁC CHỦNG BACILLUS CÓ HOẠT TÍNH TẠO MÀNG SINH VẬT (BIOFILM) VÀ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA CHÚNG

ĐH BÁCH KHOA TP.HCM. Bài giảng: NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO. Giảng viên: ThS. Trần Công Binh

NHẬT BÁO THẲNG TIẾN 11

cách kết hợp thuật toán Fuzzy C-Means (FCM) với giải thuật di truyền (GA). Sau đó, HaT2-FLS

Bộ môn Điều Khiển Tự Động Khoa Điện Điện Tử. Homepage:

HÀM BĂM HASH FUNCTIONS. Giáo viên: Phạm Nguyên Khang

Integrated Algebra. Glossary. High School Level. English / Vietnamese

BÀI TIỂU LUẬN Môn học : Tính toán thiết kế Robot

KHÁM PHÁ CHI C CHEVROLET COLORADO DÀNH RIÊNG CHO NH NG CH NHÂN KHÔNG NG I B T PHÁ

System AR.12_13VI 01/ with people in mind

TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2 (EV3019) ID:

C M NANG AN TOÀN SINH H C PHÒNG THÍ NGHI M

Mass Offerings. Reading the Bible. "Thầy là bánh hằng sống" (Gioan 6, 35.48). I am the bread of life (John 6:35.45)

Xuân Hòa, ngày 29 tháng 9, 2018

À N. á trong giáo d. Mã s HÀ N NGHIÊN C ÊN NGÀNH TÓM T

VieTeX (21) Nguy ên Hũ, u Ðiê, n Khoa Toán - Co, - Tin học

XU HƯỚNG HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM

BA ĐỊNH LUẬT NEWTON VÀ BÀI TẬP ÁP DỤNG

M C L C. Thông tin chung. Ho t ng doanh nghi p. Báo cáo & ánh giá BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN Thông tin công ty. 3 Quá trình phát tri n c a INVESTCO

Mã số: Khóa:

FINITE DIFFERENCE METHOD AND THE LAME'S EQUATION IN HEREDITARY SOLID MECHANICS.

Trí Tuệ Nhân Tạo. Nguyễn Nhật Quang. Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 53, Phần B (2017):

Saigon Oi Vinh Biet (Vietnamese Edition) By Duong Hieu Nghia chuyen dich READ ONLINE

On Approximating Solution of Boundary Value Problems

VÕ THỊ THANH CHÂU. NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT HẤP PHỤ, HOẠT TÍNH XÚC TÁC QUANG CỦA VẬT LIỆU MIL-101(Cr)

Transcription:

33(3ĐB), 436-442 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 11-2011 VÀI NÉT VỀ ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO BÁN ĐẢO BARTON VÀ WEIVER, ĐẢO KING GEORGE, NAM CỰC DOÃN ĐÌNH LÂM Email: ddinhlam@yahoo.com Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 20-6 - 2011 1. Mở đầu Nam Cực là châu lục nằm ở nam bán cầu. Đây là châu lục duy nhất trên thế giới bị bao phủ bởi băng tuyết quanh năm. Nơi đây lưu giữ trên 80% lượng nước ngọt toàn thế giới dưới dạng băng tuyết. Nam Cực có hai mùa: mùa đông kéo dài từ tháng 3 đến tháng 11 và mùa hè kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm tại Nam Cực là âm 40 C, lạnh nhất là vùng trên vĩ độ 80 Nam. Mùa đông, tại đây nhiệt độ có thể hạ xuống tới âm 80 C; âm 90 C. Nam Cực là một phần của Gondwana cổ xưa kia còn lại sau khi các mảng khác đã tách ra do hoạt động kiến tạo mảng như: mảng Ấn Độ, mảng Âu Á, mảng Châu Úc, Hiện nay Nam Cực đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học bởi sự kỳ vỹ và nhiều điều khoa học bí ẩn còn tiềm tàng trong đó. Nghiên cứu Nam Cực sẽ cho giới khoa học những giải đáp về Gondwana xưa kia. King George, một đảo nằm ở cực bắc của Nam Cực, thuộc bán đảo Nam Cực (hình 1) được William Smith phát hiện năm 1819. Bán đảo Barton và Weiver nằm ở phía tây nam đảo King George, có tọa độ: S.62.12 /W 58 42. Trên đảo King George hiện nay có 17 trạm nghiên cứu của 13 nước trên thế giới. Những nghiên cứu đầu tiên về địa chất ở bán đảo này thuộc về Ferguson (1921) và Tyrell (1921). Sơ đồ địa chất đầu tiên của toàn vùng do Hawkes và Barton (1965) thiết lập. Từ đó đến nay các nhà địa chất không ngừng đẩy mạnh công tác nghiên cứu địa chất vùng bán đảo Barton, Weiver nói riêng và đảo King George nói chung. Năm 1988, trạm nghiên cứu cực King Sejong của Hàn Quốc được xây dựng trên bán đảo Barton. Kể từ đó đến nay các nhà địa chất Hàn quốc cũng như các nhà địa chất quốc tế đã đến đây khảo sát và nhiều vấn đề địa chất được làm sáng tỏ. Nhận lời mời của Viện Nghiên cứu Cực Hàn Quốc (Korea Polar Research Institute-KOPRI) tác giả đã đến bán đảo Barton và Weiver, đảo King George, Nam Cực tham gia chuyến khảo sát mùa hè từ 11 tháng 1 đến 8 tháng 2 năm 2010. Mùa hè (từ tháng 12 đến tháng 3) tại đảo King George, Nam Cực không lạnh lắm, nhiệt độ dao động trong khoảng -8 ; -10 đến +1 ; +3. Tại một số chân và đỉnh núi, tuyết tan để lộ ra các khối đá, cho phép tiến hành khảo sát địa chất. Tham khảo các tài liệu đã có từ trước tới nay, kết hợp kết quả khảo sát trong tháng 1 năm 2010 tác giả giới thiệu sơ bộ một số đặc điểm địa chất - địa mạo vùng bán đảo Barton, Weiver, đảo King George nhằm đưa tới người đọc một số thông tin sơ bộ về địa chất, địa mạo khu vực bán đảo Barton và Weiver, đảo King George, Nam Cực - một vùng còn khá xa lạ với giới địa chất Việt Nam (hình 1). 2. Đặc điểm địa chất - địa mạo Trong vùng nghiên cứu có mặt các thành tạo trầm tích và trầm tích - phun trào tuổi Creta- Paleogen và các thành tạo Đệ Tứ. Ngoài ra còn có các thành tạo phun trào và các thể xâm nhập, xuyên cắt các thành tạo trầm tích phun trào Creta- Paleogen. 436

2.1. Các thành tạo Creta-Paleogen-Hệ tầng Sejong Các thành tạo của hệ tầng Sejong khá phổ biến trong khu vực khảo sát, bao gồm các trầm tích và trầm tích-phun trào tuổi Creta-Paleogen. Các thành tạo này lộ ở phía nam và đông nam bán đảo Barton, tạo thành một vòng cung ôm sát bờ biển của vụng Maxwell Bay và nam bán đảo Weiver (hình 2). Hình 1. Đảo King George và khu vực nghiên cứu - Bán đảo Barton và Waiver Hình 2. Sơ đồ địa chất khu vực bán đảo Barton và Weiver tỷ lệ 1:10.000 (rút gọn) [3] Ở bán đảo Weiver các thành tạo hệ tầng Sejong lộ ra ở phía nam, tạo thành một khối lớn với diện tích khoảng gần 1km 2. Các thành tạo hệ tầng Sejong gồm các trầm tích vụn núi lửa. Có thể phân ra 5 tướng: cuội kết hỗn độn nền là hạt mịn (matrix), cuội kết hỗn độn nền là hạt vụn (clast), cuội kết phân lớp nền là hạt vụn, cát kết phân lớp mỏng và lapilli tuf. 437

- Tướng cuội kết hỗn độn nền hạt mịn: Tướng trầm tích này gồm các thành tạo cuội kết sạn tảng, phân lớp dày đến rất dày (hình 3). Xi măng là các trầm tích hạt mịn như cát, bột. Các thành tạo này phân bố ở phần dưới cùng của hệ tầng Sejong, xen kẹp với lapilli tuf. Thế nằm của đá đổ về tây (10 W). Ranh giới dưới khá bằng phẳng, đôi chỗ lượn sóng. Các mảnh vụn lớn góc cạnh hoặc bán tròn thường phân bố song song với phân lớp. Thành phần các mảnh vụn là andesit hoặc basalt andesit núi lửa. Chiều dày dao động từ 30-35m đến 50-55m. mảnh bột kết. Trong một số các mảnh vụn đã xảy ra quá trình calcit và chlorit hóa khá mãnh liệt. Nền cấu tạo chủ yếu là bột sét cùng với sự có mặt của số ít cát kết. Hình 4. Cuội kết hỗn độn nền hạt vụn hệ tầng Sejong Hình 3. Cuội kết hỗn độn nền hạt mịn (Ảnh Doãn Đình Lâm, 2010) - Tướng cuội kết hỗn độn nền là hạt vụn. Các thành tạo thuộc tướng này phân bố ở phần trên cùng của hệ tầng Sejong, bị phủ bất chỉnh hợp bởi các thành tạo andesit, andesit basaltic màu xám xanh, xám tối (hình 4). Các hạt vụn có thành phần là andesit basaltic plagiocla phyric màu xám tối, andesit porphirit xám xanh. Cuội tảng rất phổ biến trong tướng này. Cát phân bố ở giữa các cuội tảng. Chiều dày từ 20 đến 30m. - Cuội kết phân lớp nền hạt vụn. Các trầm tích này gặp ở phần giữa và trên của hệ tầng Sejong, phân lớp mỏng đến rất dày, xen kẹp với cát kết phân lớp mỏng (hình 5). Một số cấu trúc bên trong của các trầm tích thuộc tướng này còn được bảo tồn như phân lớp dạng khối (massive grading), phân lớp bình thường (normal grading) hoặc phân lớp ngược (reverse grading). Kích thước và hình dáng các mảnh vụn phụ thuộc vào chiều dày của tập. Trong những tập có chiều dày lớn thì mảnh vụn là cuội, tảng bán tròn hoặc bán góc cạnh. Trong những tập cuội kết chiều dày mỏng thì thành phần hạt vụn là cát, sạn đến tròn hoặc bán tròn. Thành phần các hạt vụn chủ yếu có nguồn gốc núi lửa hoặc sideromelane và tachylite shard cùng các Hình 5. Cuội kết phân lớp hệ tầng Sejong - Cát kết phân lớp mỏng: Tướng này gồm các tập cát kết phân lớp khá rõ đến rất tốt và các tập cát kết chứa cuội, gặp ở phần giữa hệ tầng Sejong (hình 6). Ranh giới trên và dưới khá rõ và là ranh giới bóc mòn.các tập cát kết thường có chiều dày nhỏ hơn 20cm. Cát kết hạt mịn có màu nâu xám, còn cát kết hạt trung và hạt thô có màu xanh nhạt đến xám xanh, phân lớp thường là phân lớp ngang, đôi khi bề mặt đáy lượn sóng. Các di tích thực vật, chủ yếu là vết in lá trong các trầm tích này được xác định tuổi Paleocen muộn - Eocen [4]. Thành phần khoáng vật của cát thường là vật liệu núi lửa, cùng với plagioclas và thạch anh. Vật liệu núi lửa và plagioclas thường bị thay thế bởi zeolite và chlorite. 438

Hình 6. Cát kết hệ tầng Sejong - Tướng lapilli tuf: Các thành tạo thuộc tướng này gặp ở phần dưới của hệ tầng Sejong với chiều dày từ 8 đến 10 m. Chúng phủ lên các trầm tích cuội kết phân bố hỗn độn, đồng thời cũng bị phủ bởi cuội kết có đáy là ranh giới bóc mòn. Các thành tạo này bao gồm các tuf lapilli phân bố hỗn độn, chọn lọc kém, có nền là hạt vụn hoặc matrix, phân lớp dày. Các mảnh của lapilli chủ yếu là các mảnh andesit hoặc basalt-andesit (hình 7). Hình 8. Các thành tạo băng tích tại bán đảo Barton Đây là sản phẩm do hoạt động của các dòng sông băng tạo nên. Thành tạo băng tích tạo nên những gò đồi với độ cao tương đối so với đáy thung lũng từ 4-5m đến 6-8m. Tùy thuộc vào địa hình, chiều dày của các thành tạo băng tích dao động từ 5-7m đến 15-20m. Thành phần rất đa dạng, từ bột cát, sạn đến dăm tảng. Dăm, sạn, tảng là các sản phẩm phong hóa cơ học từ các đá trầm tích (cuội kết, cát kết...), trầm tích phun trào (tuf lapili, basalt-andesit...), đá xâm nhập (diorit, granodiorit...). Trầm tích có độ chọn lọc rất kém. Các mảnh tương đối sắc cạnh. Hiện thành tạo băng tích chưa được xác định chính xác niên đại, chúng được xếp vào các thành tạo Đệ Tứ nói chung. Trầm tích bãi biển bao gồm cuội sạn dăm tảng và ít cát. Chúng tạo nên hai mực địa hình bao quanh bờ biển: bãi biển hiện đại và thềm biển (hình 9). Hình 7. Tuf lapili hệ tầng Sejong 2.2. Các thành tạo Đệ Tứ Các thành tạo Đệ Tứ trong vùng gồm chủ yếu là các thành tạo băng tích (moraine, tills), trầm tích bãi biển tuổi Holocen và một số nón phóng vật của các dòng chảy tạm thời. Các thành tạo băng tích khá phổ biến ở trung tâm bán đảo Barton và bán đảo Weiver, phân bố dưới dạng các gò đồi thấp hoặc các bề mặt hơi nghiêng (hình 8). Hình 9. Dăm sạn trên thềm và bãi biển 439

Thềm biển có độ cao tuyệt đối 2-3m, cấu thành bởi dăm cuội, sạn. Kích thước cuội từ 3-4cm đến 10-15cm, chủ yếu là cỡ 3-5cm. Thành phần dăm cuội sạn khá đa dạng từ granodiorit, diorit, granit đến basalt, tuf lapili, andesit,... (hình 10). Tại một số nơi, dòng chảy dung nham còn được lưu giữ khá tốt. Phần phía tây bán đảo Barton, dung nham andesit màu xanh xám với thành phần plagiocla-phyric rất phổ biến ở phần dưới cùng mặt cắt, chuyển dần lên basalt-andesit dạng khối, màu xám tối. Có khoảng hai hoặc ba lớp tuf lapilli khá dày xen kẹp với dung nham núi lửa. Kết quả phân tích thành phần hóa học [2] cho thấy các phun trào ở bán đảo Weiver là basalt á kiềm (subalkaline) đến basalt andesit, còn ở bán đảo Barton là các phun trào basalt andesit đến andesit. Theo phân loại của Miyashiro (1974) thì các đá phun trào ở đây thuộc loại chuyển tiếp giữa tholeit và loạt calci-kiềm. Theo Yoo, C. M. tất các các thành tạo phun trào ở đây được hình thành trong môi trường cung đảo núi lửa và có tuổi khoảng Paleocen-Eocen [4]. 2.4. Đá xâm nhập Hình 10. Các thành tạo cuội tại bãi biển bán đảo Barton. Bãi biển cấu thành từ cuội sạn, dăm, tảng với thành phần đa dạng như thềm biển cùng với ít cát hạt trung thô. Chiều dày các thành tạo bãi biển từ 1-2 m đến 4-5m. 2.3. Đá phun trào Nằm phủ lên các thành tạo hệ tầng Sejong là các dung nham núi lửa thành phần từ mafic đến trung tính, màu xám tối đến xám xanh. Các thành tạo này khá phổ biến ở bán đảo Barton. Đó là các thành tạo basalt-andesit với thành phần chủ yếu là plagiocla-phyric hoặc plagiocla, clinopyroxenphyric và andesit (hình 11). Trong khu vực nghiên cứu có mặt các loại đá xâm nhập sau: granodiorit, diorit, gabro, monzodiorit thạch anh và granit aplit, trong đó granodiorit là loại có diện phân bố lớn nhất. Granodiorit phân bố ở phía bắc bán đảo Barton. Thành phần gồm plagioclas, thạch anh, feldspar kiềm, hornblend, biotit và các oxyt sắt-titan (hình 12). Chlorit, epidot và một số calcit bắt gặp như là sản phẩm biến đổi. Các khoáng vật sulphid như chalcopyrit, pyrit, và bornit có mối liên quan mật thiết với các khoáng vật bị biến đổi. Hình 12. Granodiorit trên bán đảo Barton (Ảnh Doãn Đình Lâm,2010) Hình 11. Basalt andesit trên bán đảo Barton Ảnh Doãn Đình Lâm, 2010) Diorit hạt nhỏ bắt gặp ở ven bờ biển bán đảo Barton và ở tây nam bán đảo Weiver với diện phân bố không lớn, chỉ 70-100m 2. Diorit cấu thành từ plagioclas, clinopyroxen, hornblend, biotit và oxyt sắt-titan cùng với một ít thạch anh và apatit. 440

Gabro chỉ bắt gặp ở phía tây bán đảo Weiver với diện lộ nhỏ, chừng 50-60m 2. Đá có màu xanh tối, kích thước hạt trung bình. Các khoáng vật mafic bao gồm olivin, orthopyroxen, clinopyroxen và oxyt sắt-titan. Hornblend và biotit có mặt với hàm lượng thấp. Monzodiorit thạch anh hạt trung-hạt nhỏ chỉ bắt gặp ở bán đảo Weiver với diện lộ hẹp (nhỏ hơn 100m 2 ). Thành phần gồm plagioclas, feldspar kiềm, thạch anh, clinopyroxen, hornblend, biotit và oxyt sắt-titan. Dựa trên một số kết quả phân tích K-Ar [3], các thành tạo xâm nhập được một số nhà nghiên cứu xếp vào Eocen. Các đai mafic phổ biến trên bán đảo Weiver và phía nam bán đảo Barton, xuyên cắt các thành tạo hệ tầng Sejong (hình 13). Các đai mạch này thường có màu xám đen với chiều dày 1-5m. Hình 13. Đai mạch mafic trên bán đảo Weiver 2.5. Hệ thống đứt gãy Trong vùng khảo sát có hai hệ thống đứt gãy trượt bằng chính: đứt gãy Tây Bắc-Đông Nam, phát triển trên bán đảo Barton và hệ thống đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam phát triển trên bán đảo Weiver (hình 2). Tại bán đảo Barton có ba đứt gãy trượt bằng á song song với nhau và cắt qua ranh giới địa chất. Tại khu vực trung tâm của bán đảo Barton, bằng phương pháp địa vật lý đã phát hiện bề mặt trượt của đứt gãy, chứng minh đứt gãy thuộc loại trượt bằng trái. 2.6. Một số nét địa mạo - Địa hình núi: Dạng địa hình này phân bố ở phần trung tâm bán đảo Barton, phát triển trên các thành tạo phun trào basalt và các thành tạo xâm nhập. Phần lớn chúng bị phủ bởi tuyết, chỉ lộ phần nhỏ trong mùa hè. Độ cao dao động từ 200-300 đến 500-600m. - Địa hình băng tích: Băng tích là thành tạo khá phổ biến trên bán đảo Barton. Các thành tạo băng tích thường tạo nên các dạng địa hình gò đồi thấp, có hình bát úp hoặc kéo dài (hình 8). - Các bậc thềm và bãi biển: Trong khu vực nghiên cứu chỉ phát triển một bậc thềm biển với độ cao tuyệt đối là 2-3m. Bậc thềm biển này phân bố xung quanh vùng rìa ven bờ biển. Bề mặt của chúng phủ bởi các thành tạo Đệ Tứ (có thể là Holocen muộn) bao gồm cuội sạn dăm và cát thôtrung. Các bãi biển khá hẹp, chiều rộng dao động từ 50 đến 100m, khá thoải, cấu thành bởi cát thôtrung, cuội sạn và đôi nơi có cả tảng (hình 14). A B Hình 14. Bãi biển (A) và thềm biển (B) tại bán đảo Barton. (Ảnh: Doãn Đình Lâm-2010) 441

3. Vài lời thay cho kết luận Việc nghiên cứu địa chất khu vực Nam Cực gặp khá nhiều khó khăn. Do điều kiện khí hậu nên chỉ có thể tiến hành công tác khảo sát vào mùa hè. Ngay cả trong mùa hè nhưng nếu tuyết rơi dày và gió mạnh thì cũng không thể tiến hành công tác khảo sát địa chất một cách thuận lợi. Chính vì lớp băng dày phủ quanh năm nên cấu tạo địa chất ở vùng Nam Cực còn rất nhiều điều bí ẩn, chưa được làm sáng tỏ, đòi hỏi sự nỗ lực nghiên cứu, khám phá bền bỉ không ngừng của các nhà khoa học trên thế giới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thu hút sự chú ý của giới địa chất trên thế giới. Bởi lẽ vùng đất Nam Cực còn lưu giữ rất nhiều sự kiện của khối Gondwana xưa kia mà ngày nay con người có thể tiếp cận, tìm hiểu để có thể hiểu rõ hơn về quá khứ của Trái Đất. Hy vọng trong tương lai Việt Nam sẽ xây dựng được trạm nghiên cứu khoa học tại Nam Cực và các nhà khoa học Việt Nam có thể bắt tay vào nghiên cứu Nam Cực trong một ngày không xa. TÀI LIỆU DẪN [1] Barton, C.M., 1965: The geology of the South Shetland Island: III. The stratigraphy of King George Island. British Antarctic Survey Scientific Report, 44, 33p. [2] Jin M.S, Lee, M, S, Kang, P.C. and Jwa Y.J, 1991: Petrology and geochemistry of the volcanoplutonic rocks in the Barton and the Weiver Peninsula, King George Island: a review. In: Yoshida, Y;Kaminuma, K; and Shiraishi,K (eds.) Recent progress in Antarctic earth sciences. Tokyo, Terra Scientific publishing Company, p.439-442. [3] Kim H Lee, Choe M.Y, Cho M., Zheng X., Sang, H. and Qin J., 2000: Geochronological evidence for early Cretaceous volcanic activity on Barton Peninsula, King George Island, Antarctica. Polar research, 19, 251-260. [4] Yoo, C. M; Choe, M. Y; Jo, H. R; Kim, Y; and Kim, K.H; 2001: Volcanoclastic sedimentation of the Sejong Formation (Late Paleogene-Eocene), Barton Peninsula, King George Island, Antarctica. Ocean and Polar Research, 23, 97-107. SUMMARY Some geological and geomorphological features of the Barton and Weiver peninsula, King George Island, Antarctica Barton and Weiver peninsula, King George Island situated at periphery of Antarctica, where many scientific research stations have been set up. Gently dipping to the south and southwest, Cretaceuos-Paleogene volcaniclastic of the Sejong Formation is well spread on this peninsula with thickness about 100m. The Formation composes of 5 facies: 1/ disorganised, matrix-supported conglomerate; 2/ disorganised, clast-supported conglomerate; 3/ stratified, clast supported conglomerate; 4/ thin-bedded sandstone and 5/ tuff lapili. Quaternary deposits are moraine, tills on low-lying hills and gravels, cobbles, on the recent marine terrace or beach. Intrusive rocks in this area are granodiorite, diorite, gabbro and quartz monzodiorite that intruded the Sejong Formation and basaltic andesite. Effusive rocks are most spread in Barton and Wiever peninsula; consist of basalts and basaltic andesite. In study area, glacial relief is very common, consists of low-lying hills (150-200m height) and cliffs. There are recent marine terraces (2-3m height) and beach situated around peninsula, covered by very course deposits. 442