Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 53, Phần B (2017):

Similar documents
VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐẠI CƯƠNG. TS. Ngô Văn Thanh Viện Vật Lý

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM SPSS 12.0 * PHẦN 4

BÁO CÁO THỰC HÀNH KINH TẾ LƯỢNG

CHƯƠNG TRÌNH DỊCH BÀI 14: THUẬT TOÁN PHÂN TÍCH EARLEY

Bài 3: Mô phỏng Monte Carlo. Under construction.

log23 (log 3)/(log 2) (ln 3)/(ln2) Attenuation = 10.log C = 2.B.log2M SNR db = 10.log10(SNR) = 10.log10 (db) C = B.log2(1+SNR) = B.

KHÁI niệm chữ ký số mù lần đầu được đề xuất bởi D. Chaum [1] vào năm 1983, đây là

Đánh giá: ❶ Bài tập (Quiz, In-Class) : 20% - Quiz (15-30 phút): chiếm 80%; 5 bài chọn 4 max TB - In-Class : chiếm 20% ; gọi lên bảng TB

Why does the motion of the Pioneer Satellite differ from theory?

KHI X L T SÔNG H NG VÀO SÔNG ÁY

Các Phương Pháp Phân Tích Định Lượng

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

DỰ BÁO TƯỚNG THẠCH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH CHO ĐÁ CHỨA CARBONATE PHÍA NAM BỂ SÔNG HỒNG, VIỆT NAM

LÝ LỊCH KHOA HỌC. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI. 1. Họ và tên: Vũ Đặng Hoàng

Đầu Nối Cáp T 630A 93-EE9X5-4-Exp-A-3/C Series Đầu Nối T : 24 kv 125 kv BIL Đáp ứng các tiêu chuẩn : IEC 502-4, VDE 0278 Hướng Dẫn Sử Dụng

Chapter#2 Tính chất của vật chất (Properties of Substances)

5 Dùng R cho các phép tính đơn giản và ma trận

TÍNH TOÁN ĐỊNH HƯỚNG CHẾ TẠO CẤU TRÚC UVLED CHO BƯỚC SÓNG PHÁT XẠ 330nm

PH NG PH P D¹Y HäC TÝCH CùC TRONG GI O DôC MÇM NON

NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN VÀ PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU CÔNG SUẤT PHÁT CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI LƯỚI: XÉT CHO TRƯỜNG HỢP LƯỚI ĐIỆN HẠ THẾ 1 PHA

PHÂN TÍCH PHÂN BỐ NHIỆT HYDRAT VÀ ỨNG SUẤT TRONG CẤU TRÚC BÊ TÔNG ĐỂ KIỂM SOÁT SỰ GÂY NỨT CỦA CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP

PHÂN TÍCH T & CÂN BẰNG B

hoctoancapba.com Kho đ ề thi THPT quốc gia, đ ề kiểm tra có đáp án, tài liệu ôn thi đại học môn toán

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU ĐIỆN XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ QUY MÔ PHÂN BỐ CỦA THAN TRONG TRẦM TÍCH ĐỆ TAM VÙNG TRŨNG AN NHƠN - BÌNH ĐỊNH

TỐI ƯU HÓA ĐA MỤC TIÊU ỨNG DỤNG XÁC LẬP CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆ SẤY THĂNG HOA (STH) TÔM THẺ

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Nguyễn Thị Huyền Trang*, Lê Thị Thủy Tiên Trường Đại học bách khoa, ĐHQG tp Hồ Chí Minh,

15 tháng 06 năm 2014.

Năm 2015 O A O OB O MA MB = NA

GIÁO TRÌNH Mô phỏng và mô hình hóa (Bản nháp) Trịnh Xuân Hoàng Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KHCN VN Hà Nội 2015

Mục tiêu. Hiểu được. Tại sao cần phải định thời Các tiêu chí định thời Một số giải thuật định thời

Ngô Nh Khoa và cs T p chí KHOA H C & CÔNG NGH 58(10): 35-40

Google Apps Premier Edition

NGUỒN THÔNG TIN MIỄN PHÍ TRÊN INTERNET : ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG DƯƠNG THÚY HƯƠNG Phòng Tham khảo Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên TP.

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

sao cho a n 0 và lr(a n ) = Ra n X a n với X a n R R. Trong bài báo này, chúng Z r (R) (t.ư., Z l (R)).

Nhiễu và tương thích trường điện từ

CƠ SỞ VẬT LÝ HẠT NHÂN

Mã khối không thời gian trực giao và điều chế lưới

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM DIỆT VIRUS AVIRA

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐÊ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM Đề bài y x m 2 x 4. C. m 2. có bảng biến thiên như hình dưới đây:

(Analytical Chemistry)

1. chapter G4 BA O CA O PHA T TRIÊ N BÊ N VƯ NG

KH O SÁT D L NG THU C TR SÂU LÂN H U C TRONG M T S CH PH M TRÀ ACTISÔ

NG S VIÊN TRONG CH M SÓC

Th vi n Trung Tâm HQG-HCM s u t m

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÀNG MỎNG SẮT ĐIỆN - ÁP ĐIỆN PZT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SOL - GEL ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG CẢM BIẾN SINH HỌC

NGUYỄN THỊ VIỆT HƢƠNG

TẠO PAN ĐỘNG CƠ Ô TÔ ĐIỀU KHIỂN BẰNG MÁY TÍNH

PHÂN LẬP CÁC CHỦNG BACILLUS CÓ HOẠT TÍNH TẠO MÀNG SINH VẬT (BIOFILM) VÀ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA CHÚNG


Luâ t Chăm So c Sư c Kho e Mơ i va Medicare

- Cài đặt hệ số CT: 1/5-999 KA. - Nguồn cấp: AC: 240V AC ±20%, (50 / 60Hz) - 110V AC ±20%, (50 / 60Hz) - Mạng kết nối: 1 pha 2 dây hoặc 3 pha 3/4 dây

BẢNG GIÁ THIẾT BỊ SELEC

Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2012 (ngày Tất niên năm Nhâm Thìn) Đại diện nhóm biên soạn Chủ biên Hoàng Minh Quân Phan Đức Minh

NGHIÊN C U XU T XÂY D NG H H TR RA QUY T NH KHÔNG GIAN CHO THOÁT N C Ô TH B NG CÁC GI I PHÁP CÔNG TRÌNH

Phâ n thông tin ba o ha nh cu a ASUS

cách kết hợp thuật toán Fuzzy C-Means (FCM) với giải thuật di truyền (GA). Sau đó, HaT2-FLS

Phạm Phú Anh Huy Khoa Xây dựng, Đặng Hồng Long- Khoa Xây dựng,

VÀI NÉT VỀ ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO BÁN ĐẢO BARTON VÀ WEIVER, ĐẢO KING GEORGE, NAM CỰC

CH NG IV TH C HI N PH NG PHÁP T NG H P CHO QUY HO CH S D NG B N V NG NGU N TÀI NGUYÊN T AI

ĐƠN KHIÊ U NA I/THAN PHIỀN CU A HÔ I VIÊN. Đi a chi Tha nh phô Tiê u bang Ma zip

GIÁO H I PH T GIÁO VI T NAM TH NG NH T

VÕ THỊ THANH CHÂU. NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT HẤP PHỤ, HOẠT TÍNH XÚC TÁC QUANG CỦA VẬT LIỆU MIL-101(Cr)

NHẬP MÔN HIỆN ĐẠI XÁC SUẤT & THỐNG KÊ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN HÀ MY

Nguồn điện một chiều E mắc trong mạch làm cho diode phân cực thuận. Gọi I D là dòng điện thuận chạy qua diode và V D là hiệu thế 2 đầu diode, ta có:

MÔN KINH TẾ LƯỢNG (Econometric)

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 48, 2008 TỔNG HỢP VÀ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN KHÁNG NẤM CỦA MỘT SỐ DẪN XUẤT AMIT VÒNG THƠM VÀ AMIT DN VÒNG TÓM TẮT

BÀI TOÁN CỰC TRỊ VỀ HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG

Geotechnical properties on the Holocene sediments. in Giongtrom - Bentre Province. Presenter: Truong Tieu Bao

QUY LUẬT PHÂN BỐ, TIỀN ĐỀ VÀ DẤU HIỆU TÌM KIẾM QUẶNG HÓA VERMICULIT Ở ĐỚI SÔNG HỒNG VÀ ĐỚI PHAN SI PAN

HÀM BĂM HASH FUNCTIONS. Giáo viên: Phạm Nguyên Khang

Trao đổi trực tuyến tại: l

MỞ ĐẦU Vật liệu zeolit với cấu trúc tinh thể vi mao quản đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như hấp phụ [20, 141], tách chất [124], trao

FINITE DIFFERENCE METHOD AND THE LAME'S EQUATION IN HEREDITARY SOLID MECHANICS.

Trí Tuệ Nhân Tạo. Nguyễn Nhật Quang. Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Thông tin mang tính a lý trên m t vùng lãnh th bao g m r t nhi u l p d li u khác nhau (thu c n v hành chánh nào, trên lo i t nào, hi n tr ng s d ng

TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2 (EV3019) ID:

Bộ môn Điều Khiển Tự Động Khoa Điện Điện Tử. Homepage:

Saigon Oi Vinh Biet (Vietnamese Edition) By Duong Hieu Nghia chuyen dich READ ONLINE

TH TR NG HÀNG KHÔNG, KHÔNG GIAN VI T NAM

ĐH BÁCH KHOA TP.HCM. Bài giảng: NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO. Giảng viên: ThS. Trần Công Binh

NH NGH A C C THU T NG 4 PH N I NHI M HUẨN ỆNH VIỆN V VỆ SINH TAY 6 PH N II TH C H NH HU N UYỆN V GI M S T VỆ SINH TAY 9

JOURNAL OF SCIENCE & TECHNOLOGY No. 72A

Long-term sediment distribution calculation taking into account sea level rise and the development of Day estuary

Xác định hàm lực chuyển dời lưỡng cực điện (E1) của 56 Mn từ Bn về các mức năng lượng thấp bằng phân rã gamma nối tầng

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

NHẬT BÁO THẲNG TIẾN 11

System AR.12_13VI 01/ with people in mind

BÀI TIỂU LUẬN Môn học : Tính toán thiết kế Robot

KHÁM PHÁ CHI C CHEVROLET COLORADO DÀNH RIÊNG CHO NH NG CH NHÂN KHÔNG NG I B T PHÁ

À N. á trong giáo d. Mã s HÀ N NGHIÊN C ÊN NGÀNH TÓM T

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Tóm tắt Ngữ pháp tiếng Anh lớp 6 (Cả năm)

Integrated Algebra. Glossary. High School Level. English / Vietnamese

C M NANG AN TOÀN SINH H C PHÒNG THÍ NGHI M

Chế tạo và nghiên cứu tính chất bán dẫn hữu cơ Polypyrol cấu trúc nanô

Hình 8.1. Thiết bị Spektralapparat thiết kế bởi Kirchhoff và Bunsen (1833)

Phiên bản thử nghiệm Lưu hành nội bộ - Microsoft Vietnam

Transcription:

DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.163 SỰ PHÂN BỐ VÀ XÂM NHIỄM CỦA NẤM RỄ NỘI SINH (VESICULAR ARBUSCULAR MYCORRHIZA - VAM) TRONG MẪU RỄ VÀ ĐẤT TRỒNG BẮP TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Võ Thị Tú Trinh và Dương Minh Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 31/07/2017 Ngày nhận bài sửa: 31/08/2017 Ngày duyệt đăng: 30/11/2017 Title: Distributions and Infections of Vesicular Arbuscular Mycorrhiza (VAM) Fungi on Maize Roots and Maize Soil Rhizophere in Some Provinces of the Mekong Delta of Viet Nam Từ khóa: Nấm rễ nội sinh, phân bố, rễ bắp, VAM, xâm nhiễm Keywords: Distribution, infection, maize root, vesicular arbuscular mycorrhiza ABSTRACT Root and soil samples were collected in five provinces of Can Tho, Soc Trang, Dong Thap, Vinh Long and Hau Giang on silty soil with ph range from 3.64 to 5.80, maize fields about 40 days old. The root and soil samples existed the symbiosis of arbuscular mycorrhiza fungi (VAM). It was expressed the infection roots and number of spores in soil, there were three types of structures: mycelia, vesicules and arbuscules. Infection ratio of VAM into maize roots correlated with soil ph (3.6-5.8) in maize field positively. Criteria for classification and identification were determined to genus based on morphological characteristics of shape of spores, color, subtending hypha and spore walls. Three mycorrhiza genera were found in the maize rhizosphere, namely Glomus, Acaulospora and Entrophospora. Glomus and Acaulospora genera were displayed in all soil samples collected in the five provinces while Entrophospora genus was only found in soil samples in Can Tho and Soc Trang provinces. TÓM TẮT Kết quả khảo sát các mẫu đất và rễ bắp thu thập tại năm tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Hậu Giang có ph từ 3,64-5,80, đất thịt pha sét, trên các ruộng bắp khoảng 40 ngày tuổi cho thấy tất cả các mẫu đất và rễ đều có sự hiện diện nấm rễ (vesicular arbuscular mycorrhiza - VAM) cộng sinh, thể hiện qua sự xâm nhiễm của nấm bên trong rễ và số lượng bào tử trong đất, có ba dạng cấu trúc xâm nhiễm: dạng sợi nấm, túi (vesicular) và bụi (arbuscular). Tỷ lệ xâm nhiễm của nấm trong rễ bắp tương quan thuận với giá trị ph đất (từ 3,6-5,8) tại vùng trồng bắp. Tiêu chuẩn phân loại và định danh dựa trên đặc điểm hình thái về màu sắc, hình dạng, số lớp của vách bào tử, hình dạng cuống bào tử và tên chi của bào tử. Kết quả cho thấy các dạng bào tử của nấm rễ thuộc ba chi: Glomus, Acaulospora và Entrophospora. Các bào tử thuộc chi Glomus và Acaulospora hiện diện ở tất cả các mẫu đất trồng bắp thu thập từ năm tỉnh trên, chi Entrophospora chỉ hiện diện trong mẫu đất thuộc hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Trích dẫn: Võ Thị Tú Trinh và Dương Minh, 2017. Sự phân bố và xâm nhiễm của nấm rễ nội sinh (Vesicular arbuscular mycorrhiza - VAM) trong mẫu rễ và đất trồng bắp tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 53b: 105-111. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Có khoảng 100.000 loài vi nấm đã được các nhà phân loại học phát hiện và mô tả trong đất, trong đó phần lớn tập trung ở tầng đất canh tác (Trần Văn Mão, 2004). Bên cạnh nấm gây bệnh cho cây trồng còn có sự hiện diện các loài nấm có lợi (Phạm Văn Kim, 2000), một trong số đó là nấm rễ nội cộng sinh (vescular arbuscular mycorrhiza- VAM) giúp tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố bị cố định trong đất như lân, đồng, kẽm,... đồng thời kích thích khả năng sinh trưởng và tăng năng suất cây trồng (Rhodes, 1980). Thuật ngữ cộng sinh 105

có thể sử dụng đầu tiên bởi Frank vào năm 1885. Đây là một thuật ngữ để chỉ sự quan hệ qua lại bình đẳng và cùng tồn tại của các loài sinh vật chẳng hạn được quan sát ở địa y (Trappe, 2005). Theo Gerdemann (1968), từ thập niên 1950, VAM đã được phát hiện rộng rãi trong đất, chúng có phổ ký chủ rộng và những lợi ích từ chúng ngày càng trở nên rõ rệt. Hầu hết các loài thực vật sống trên cạn đều tham gia vào việc hình thành cộng sinh với nấm rễ, do hệ sợi nấm phát triển bao bọc bên ngoài vỏ rễ giúp hệ thống rễ cây hoạt động hiệu quả hơn nên việc hấp thụ nước đối với những loài thực vật sống ở những vùng khô hạn có cộng sinh với nấm rễ thì dễ dàng hơn đối với những loài thực vật không có sự cộng sinh này (Rhodes, 1980). Hơn nữa, nấm arbuscular mycorrhiza còn giúp cây tăng tính chống chịu khi gặp môi trường bất lợi (khô hạn, mặn, chua ) và cây bị sốc trong quá trình trồng cây con (Schenck, 1982, trích từ Vương Văn Hậu, 2012). Bên cạnh đó, nấm rễ còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trừ sinh học. Một số loài nấm rễ có thể phát hiện và kiểm soát tốt mầm bệnh trong đất do nấm Fusarium, Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia và Sclerotinium gây ra, nhờ đó hạn chế thất thu năng suất cho cây trồng (Al-Askar và Rashad, 2010). Nhờ đặc tính này, nấm có thể được dùng nhằm hạn chế sử dụng phân bón và thuốc hóa học trên cây trồng. Nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm phân bố, khả năng cộng sinh và thành phần các chi nấm bản địa có trong đất cộng sinh với rễ bắp tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và đây là giai đoạn đầu trong việc nghiên cứu sử dụng nấm rễ VAM như một chế phẩm sinh học. 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện Vật liệu thí nghiệm bao gồm rễ bắp và đất trồng bắp. Hóa chất cần thiết: đường sucrose, acid acetic, acid lactic, KOH, Trypan blue, Một số thiết bị được dùng gồm kính hiển vi Olympus (Model CX21FS1), kính nhìn nổi Olympus (Japan, S2-ST), rây 1.000 µm và 50 µm, 2.2 Phương pháp 2.2.1 Thu thập và xử lý mẫu rễ cây, đất trồng Mẫu bắp được thu thập tại các tỉnh Cần Thơ (14 mẫu), Sóc Trăng (4 mẫu), Đồng Tháp (5 mẫu), Vĩnh Long (4 mẫu) và Hậu Giang (3 mẫu). Thời gian thu mẫu từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2016. Tại mỗi ruộng, chọn 5 mẫu đất và rễ bắp ở độ sâu 5-20 cm. 2.2.2 Phân lập bào tử nấm rễ trong đất trồng bắp Bào tử nấm rễ trong đất được phân lập bằng cách sàng ướt và lọc theo phương pháp của Gerdemann và Nicolson (1963) được cải tiến cho phù hợp với nấm rễ nội cộng sinh. 2.2.3 Định danh bào tử dựa trên hình thái Xác định hình dạng và kích thước của bào tử (Morton, 1988; Morton và Benny, 1990). Phân loại sơ bộ bào tử phân lập được đến cấp chi/giống theo các tiêu chí tại INVAM. 2.2.4 Phương pháp nhuộm rễ Rễ bắp thu về được rửa sạch nhiều lần và được nhuộm theo phương pháp của Dalpé và Séguin (2013). Xác định tỷ lệ xâm nhiễm theo phương pháp line insect (Fortin et al., 2002). 3 KẾT QUẢ 3.1 Đặc điểm phân bố của nấm rễ ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Đặc điểm phân bố của nấm mycorrhiza trong đất được trình bày qua Bảng 1 cho thấy trên 30 mẫu thu thập đều có sự hiện diện của ba chi nấm rễ nội sinh (VAM) là Glomus, Acaulospora và Entrophospora, trong đó chi Entrophospora chỉ hiện diện trong ba mẫu đất thuộc tỉnh Cần Thơ (PĐ2-CT, PĐ3-CT và TL2-CT) và một mẫu đất thu tại Sóc Trăng (KS2-ST), điều này cho thấy chi Entrophospora không hiện diện phổ biến trong đất trồng bắp tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ngược lại, hai chi Glomus và Acaulospora hiện diện ở cả 30 mẫu đất cho thấy chúng phân bố rộng rãi và có khả năng cộng sinh với rễ bắp cao. Delvian (2006) nghiên cứu nấm arbuscular mycorrhiza ở rừng ven biển cũng kết luận rằng chi Glomus chiếm ưu thế và phân bố rộng rãi nhất, có 25/37 loài VAM được tìm thấy thuộc chi Glomus. Điều này cho thấy chi Glomus có mức độ thích ứng khá cao với nhiều điều kiện môi trường (Puspitasari et al., 2012 trích từ Widiati et al., 2015). Kết quả khảo sát các chi nấm trong các mẫu đất thu thập tại khu vực đất thịt pha sét cũng phù hợp với kết quả của Puspitasari et al. (2012), các bào tử nấm rễ thuộc chi Glomus và Acaulospora rất phát triển trong cấu trúc đất pha sét nhờ cấu trúc lá sét phù hợp cho sự phát triển của chi này. Sufaati et al. (2011) (trích từ Widiati et al., 2015) đã tìm thấy 9 dạng nấm rễ nội cộng sinh trên cây bắp, 8 dạng trên mù tạt, 7 dạng trên cà chua, 6 dạng trên bắp cải và 4 dạng trên hồ tiêu. Kết quả khảo sát nấm VAM cộng sinh với rễ bắp tại vùng Đông Nam Bộ Việt Nam của Trần Thị Dạ Thảo (2012) đã xác định được bốn chi nấm: Glomus, Acaulospora, Gigaspora và Scutellospora. 106

Bảng 1: Tần suất hiện diện (%) của ba chi nấm khảo sát được tại 5 tỉnh khảo sát Tỉnh Số mẫu Glomus Acaulospora Entrophospora Đồng Tháp 5 100 100 - Cần Thơ 14 100 100 21,4 Hậu Giang 3 100 100 - Sóc Trăng 4 100 100 25,0 Vĩnh Long 4 100 100 - Tổng 30 100 100 13,3 3.2 Ảnh hưởng của ph đến khả năng xâm nhiễm và mật số bào tử nấm VAM trong đất Kết quả Bảng 2 cho thấy bào tử VAM đều hiện diện trong đất trồng bắp tại 5 tỉnh thu thập mẫu. Mật số bào tử trong 100 gam đất dao động từ 14,7-110 bào tử, trong đó mẫu CT-HG có mật số bào tử cao nhất (110 bào tử/100 g đất), kế đến là mẫu PĐ3-CT (109,0 bào tử/100 g đất) và mẫu PĐ1-CT có mật số bào tử thấp nhất (14,7 bào tử/100 g đất). Giá trị ph đất tại các địa điểm thu mẫu dao động từ 3,64-5,80. Theo Widiati et al. (2015), những điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng đến số lượng các bào tử VAM bằng cách hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của bào tử cũng như khả năng không có các loài nấm đối kháng ức chế sự hình thành bào tử của nấm rễ. Theo Shi et al. (2007), nấm còn có nhiều khả năng hình thành bào tử khi cây chủ trong tình trạng bị stress. Bảng 2: Mật số bào tử nấm trong đất và khả năng xâm nhiễm của nấm bên trong rễ bắp STT Mẫu phh2o Số bt/100 Tỷ lệ cộng (1:5) gam đất sinh (%) Địa điểm thu mẫu 1 CT-HG 4,01 110,0 26,2 Châu Thành, Hậu Giang 2 CTA1-HG 4,35 38,0 35,8 Châu Thành A, Hậu Giang 3 CTA2-HG 4,52 89,0 38,3 Châu Thành A, Hậu Giang 4 PĐ1-CT 4,43 41,7 37,6 Phong Điền, Cần Thơ 5 PĐ2-CT 4,29 51,3 32,4 Phong Điền, Cần Thơ 6 CR-CT 3,64 27,0 25,6 Cái Răng, Cần Thơ 7 BT1-CT 4,68 78,0 40,8 Bình Thủy, Cần Thơ 8 BT2-CT 4,55 42,3 38,7 Bình Thủy, Cần Thơ 9 BT3-CT 5,72 23,0 56,7 Bình Thủy, Cần Thơ 10 CĐ1-CT 5,58 14,7 55,9 Cờ Đỏ, Cần Thơ 11 CĐ2-CT 5,03 32,0 50,1 Cờ Đỏ, Cần Thơ 12 PĐ3-CT 4,98 109,0 47,4 Phong Điền, Cần Thơ 13 PĐ4-CT 4,73 99,7 41,3 Phong Điền, Cần Thơ 14 TL1-CT 5,80 50,0 63,4 Thới Lai, Cần Thơ 15 TL2-CT 4,86 58,0 45,9 Thới Lai, Cần Thơ 16 TL3-CT 4,73 87,3 43,3 Thới Lai, Cần Thơ 17 TL4-CT 4,56 90,0 38,7 Thới Lai, Cần Thơ 18 BT1-VL 4,19 100,0 27,5 Bình Tân, Vĩnh Long 19 BT2-VL 4,29 70,0 27,6 Bình Tân, Vĩnh Long 20 BT3-VL 5,23 79,0 52,4 Bình Tân, Vĩnh Long 21 BT4-VL 4,82 40,0 45,3 Bình Tân, Vĩnh Long 22 KS1-ST 4,74 52,3 45,3 Kế Sách, Sóc Trăng 23 KS2-ST 5,06 69,3 50,6 Kế Sách, Sóc Trăng 24 KS3-ST 5,26 69,0 53,4 Kế Sách, Sóc Trăng 25 KS4-ST 4,41 51,3 37,4 Kế Sách, Sóc Trăng 26 LV-ĐT 4,67 45,0 40,6 Lai Vung, Đồng Tháp 27 HN-ĐT 5,32 52,7 54,2 Hồng Ngự, Đồng Tháp 28 LVo1- ĐT 5,13 16,0 52,1 Lấp Vò, Đồng Tháp 29 LVo2- ĐT 5,54 54,7 54,9 Lấp Vò, Đồng Tháp 30 TB-ĐT 4,88 84,7 46,7 Thanh Bình, Đồng Tháp Ghi chú: Ký hiệu mẫu: Ax-B. Trong đó: A là tên tắt của huyện; B là tên tắt của tỉnh nơi thu mẫu; x là ký hiệu ruộng thu mẫu 107

Mối tương quan giữa tỷ lệ xâm nhiễm và ph đất nơi thu mẫu Hình 1: Mối tương quan giữa tỷ lệ cộng sinh và phh2o trong mẫu đất thu được tại Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Hậu Giang Tỷ lệ xâm nhiễm của nấm VAM trong các mẫu rễ bắp dao động từ 25,6-63,4%. Kết quả cho thấy tỷ lệ xâm nhiễm của nấm trong rễ bắp dao động và có tương quan thuận với giá trị ph đất (từ 3,6 5,8) tại vùng trồng bắp (Hình 1). Thí nghiệm của Medeiros et al. (1994) kết luận rằng, trên cây lúa miến (sorghum), tỷ lệ cộng sinh ở chi Glomus spp. gia tăng khi giá trị ph tăng dần trong khoảng 4,0-7,0, tỷ lệ cộng sinh thấp ở ph 4,0 và cao ở ph 5,0; 6,0; 7,0. Kết quả khảo sát cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Dạ Thảo (2012) về tỷ lệ cộng sinh trên cây bắp cũng tăng dần theo sự gia tăng giá trị ph trong khoảng từ 4,0-6,0. Theo Giovannetti (2000), ph đất ảnh hưởng đến khả năng xâm nhiễm, hình thành bào tử và sự mọc mầm của bào tử. 3.3 Đặc điểm các cấu trúc xâm nhiễm của VAM bên trong rễ Trong quá trình khảo sát nhận thấy trong mẫu rễ bắp có sự xâm nhiễm của cả ba dạng cấu trúc: cấu trúc dạng sợi nấm, dạng túi (vesicular) và dạng bụi (arbuscular). Các cấu trúc VAM (sợi nấm, bụi và túi) bên trong rễ hầu hết xuất hiện ở tất cả các mẫu. Sợi nấm có dạng hình chữ H phát triển len lỏi trong khoảng gian bào về 2 hướng, dọc theo tế bào rễ, bắt màu sẫm với thuốc nhuộm Trypan blue (Hình 2A và 2B). Cấu trúc túi có hình bầu dục, một số có dạng hình chữ nhật, ăn màu đậm của thuốc nhuộm (Hình 2D). Cấu trúc bụi phát triển rải rác trong tế bào rễ, phát triển từ sự phân nhánh của sợi nấm, đâm vào bên trong tế bào rễ tạo thành cấu trúc dạng bụi (Hình 2E và 2F). Ngoài những cấu trúc xâm nhiễm đặc trưng trên, kết quả khảo sát còn nhận thấy sự xuất hiện của cấu trúc dạng sợi cuộn vòng trong tế bào rễ nhưng không phổ biến (Hình 2C). Các cấu trúc này phù hợp với mô tả của Brundrett et al. (1996). Sợi nấm hình chữ H A B C Sợi nấm cuộn Vesicule D E F Arbuscule Hình 2: Các dạng xâm nhiễm của nấm rễ bên trong rễ bắp ở độ phóng đại 400X Trong đó: A, B - cấu sợi nấm hình chữ H, C - cấu trúc sợi nấm cuộn, D - cấu trúc túi (vesicule), E, F - cấu trúc dạng bụi (arbuscule) 108

Kết quả Bảng 3 cho thấy phần lớn các mẫu thu được đều có sự hiện diện của cả ba dạng cấu trúc xâm nhiễm của nấm bên trong rễ. Sự hiện diện mỗi loại cấu trúc ở các mức độ khác nhau. Cấu trúc sợi nấm hiện diện ở tất cả các mẫu rễ, chưa nhận thấy cấu trúc túi ở sáu mẫu rễ CTA1-HG, PĐ2-CT, CR- CT, BT1-CT, TL1-CT và BT4-VL, tất cả các mẫu còn lại đều hiện diện cấu trúc này, cấu trúc bụi Bảng 3: Sự hiện diện của cấu trúc xâm nhiễm của VAM bên trong rễ bắp không thấy hiện diện ở hai mẫu rễ PĐ4-CT và BT2-VL. Có tám mẫu rễ (CTA1-HG, PĐ2-CT, CR- CT, BT1-CT, PĐ4-CT, TL1-CT, BT2-VL và BT4- VL) không hiện diện cả ba dạng cấu trúc có thể do chi nấm xâm nhiễm không hình thành dạng cấu trúc này hoặc chi nấm xâm nhiễm ở mức độ thấp, chưa ghi nhận được khi khảo sát. STT Mẫu Các dạng cấu trúc VAM trong rễ STT Mẫu Các dạng cấu trúc VAM trong rễ Sợi nấm Túi Bụi Sợi nấm Túi Bụi 1 CT-HG +++ + ++ 16 TL3-CT + +++ +++ 2 CTA1-HG ++ - + 17 TL4-CT ++ +++ +++ 3 CTA2-HG ++ ++ +++ 18 BT1-VL + +++ + 4 PĐ1-CT +++ ++ ++ 19 BT2-VL ++ +++ - 5 PĐ2-CT + - + 20 BT3-VL + +++ ++ 6 CR-CT + - + 21 BT4-VL + - +++ 7 BT1-CT + - + 22 KS1-ST + +++ ++ 8 BT2-CT + +++ ++ 23 KS2-ST +++ ++ +++ 9 BT3-CT + +++ ++ 24 KS3-ST +++ +++ ++ 10 CĐ1-CT + +++ + 25 KS4-ST ++ + + 11 CĐ2-CT + + ++ 26 LV-ĐT ++ +++ + 12 PĐ3-CT +++ + +++ 27 HN-ĐT + + +++ 13 PĐ4-CT ++ +++ - 28 LVo1- ĐT +++ + +++ 14 TL1-CT ++ - ++ 29 LVo2- ĐT ++ + +++ 15 TL2-CT +++ +++ + 30 TB-ĐT ++ + ++ Ghi chú: (+): Xuất hiện với mức độ thấp; (++): Xuất hiện với mức độ trung bình; (+++): Xuất hiện với mức độ cao;(-): Chưa phát hiện 3.4 Định danh bào tử dựa vào đặc điểm hình thái Kết quả bước đầu cho thấy có ba chi hiện diện trong đất trồng bắp là: Glomus, Acaulospora và Entrophospora. Chi Glomus: Đa số bào tử có dạng hình cầu, một số gần cầu, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm bào tử, kích thước trung bình 83,1 ± 26,2 µm (n = 111), có màu trắng trong hoặc màu vàng nhạt đến cam nâu, bề mặt bào tử phẳng, cuống bào tử gắn thẳng gốc, bào tử luôn gắn liền với sợi nấm, bên trong chứa nhiều chất dầu; thành bào tử gồm 2-3 lớp, lớp ngoài dày hơn lớp trong, có ba dạng bào tử khác nhau được nhận thấy (Hình A, B và C). Hình dạng, kích thước và màu sắc bào tử khảo sát phù hợp với những miêu tả của Brundrett et al. (1996). Chi Acaulospora: Bào tử có dạng cầu hoặc bầu dục, mọc đơn lẻ, màu cam vàng, nâu đỏ hoặc trong suốt, kích thước trung bình 94,7 ± 23,1 µm (n = 68), bề mặt bào tử trơn, phẳng. Bên trong bào tử chứa nhiều chất dầu, thành bào tử có từ 2-3 lớp thành riêng biệt, thành ngoài chứa 1 lớp mỏng, trong suốt, đa số bào tử ở dạng trưởng thành nên không có cuống bào tử, có hai dạng bào tử khác nhau được nhận thấy (Hình E và F). Chi Entrophospora: Bào tử có dạng hình cầu hoặc gần cầu, mọc đơn lẻ, màu nâu đến nâu sẫm; bề mặt nhẵn, không có cuống bào tử. Thành bào tử có 4 lớp, lớp bên trong mỏng. Kích thước trung bình của bào tử 91,25 ± 17,0 µm (n = 20) (Hình D). 109

A B C D E F Hình 3: Hình thái bào tử của các chi nấm trong đất trồng bắp tại các tỉnh khảo sát (độ phóng đại 400X) Trong đó: A, B và C - chi Glomus, D - chi Entrophospora, E và F - chi Acaulospora 4 KẾT LUẬN Kết quả khảo sát cho thấy cả 30 mẫu rễ và đất trồng bắp được thu thập tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang và Đồng Tháp đều có hiện diện của nấm VAM. Mật số bào tử VAM dao động từ 14,7-110,0 trong 100 gam đất. Kết quả cho thấy các dạng bào tử của nấm thuộc 3 chi: Glomus, Acaulospora và Entrophospora. Sự đa dạng và phổ biển của các dòng nấm thuộc chi Glomus cho thấy tính phổ biến và khả năng xâm nhiễm của chi này với rễ bắp. Chi Glomus và Acaulospora hiện diện trong hầu hết các mẫu đất khảo sát cho thấy sự phân bố rộng rãi của hai chi này trong đất trồng bắp tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. TÀI LIỆU THAM KHẢO Al-Askar, A. A., and Rashad, Y.M, 2010. Arbuscular mycorrhiza fungi: A biocontrol agent against common bean Fusarium root rot disease. Plant Pathology Journal, 9(1): 31-38. Brundrett, M., Bougher, N., Dell, B., Grove, T., and Malajczuk, 1996. Working with mycorrhizas in forestry and agriculture. ACIAR Monograph 32. pp 347. Dalpé, Y., and Séguin, S. M, 2013. Microwaveassisted technology for the clearing and staining of arbuscular mycorrhizal fungi in roots. Mycorrhiza, 23(4): 333-340. Fortin, J. A., Becard, G., Deleck, S., Dalpe, Y., St- Arnaud, M., Coughlan, A. P., and Piche, Y, 2002. Arbuscular mycorrhiza on root-organ cultures, NRC Reseach Press, Can. J. Bot. 80(1): 1-20. Gerdemann, J. W., 1968. Vesicular-Arbuscular mycorrhiza and Plant Growth. Annu. Rev. Phytopathol, 6: 397-418. Gerdemann, J., and Nicolson, T. H, 1963. Spores of mycorrhizal Endogone species extracted from soil by wet sieving and decanting. Transactions of the British Mycological society, 46(2): 235-244. Giovannetti, M., 2000. Spore germination and presymbiotic mycelial growth. In Arbuscular mycorrhizas: physiology and function, 47-68. Medeiros, C.A.B., Clark, R.B and Ellis, J. R, 1994. Effects of excess aluminium on mineral uptake in mycorrhizal sorghum. Journal of Plant Nutrition, 17(8): 1399-1416. Morton, J. B., 1988. Taxonomy of VA mycorrhizal fungi: Classification, nomenclature, and identification. Mycotaxon, 32: 267-324. Morton, J. B., and Benny, R. L, 1990. Revised classification of arbuscular mycorrhizal fungi (Zygomycetes): a new order, Glomales, two new suborders, Glomineae and Gigasporineae, and two new families, Acaulosporaceae and 110

Gigasporaceae, with an emendation of Glomaceae. Mycotaxon, 37: 471-491. Phạm Văn Kim., 2000. Giáo trình vi sinh đại cương. Tủ sách Đại học Cần Thơ.181 trang. Redecker, D., A. Schüßler, H. Stockinger, S. Stürmer, J. Morton, and C. Walker. 2013. An evidence-based consensus for the classification of arbuscular mycorrhizal fungi (Glomeromycota), accessed on 03 September 2016. Available from http://fungi.invam.wvu.edu/thefungi/classification.html Rhodes, L. H., 1980. The use of mycorrhizae in crop production systems. Outlook on Agriculture, 10(6): 275-281. Shi. Y., Zhang, L.Y., Li. X., Feng. G., Tian. Cy., and Christie. P, 2007. Diversity of arbuscular mycorrhizal fungi associated with desert ephemeral in plant communities of Junggar Basin, NorthWest China. Jurnal. Applied Soil Ecology, 35: 10-20. Trần Thị Dạ Thảo., 2012. Nghiên cứu sự cộng sinh của nấm mycorrhiza trên cây ngô (Zea mays L.) vùng Đông Nam Bộ. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, chuyên nghành Trồng Trọt, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, 147 trang. Trần Văn Mão., 2004. Sử Dụng Vi Sinh Vật Có Ích Tập 2. Ứng Dụng Nấm Cộng Sinh Và Vi Sinh Vật Phòng Trừ Sâu Hại. 197 trang. Trappe, J. M., 2005. A.B. Frank and mycorrhizae: the challenge to evolutionary and ecologic theory. Mycorrhiza, 15(4): 277-281. Vương Văn Hậu., 2012. Khảo sát nấm rễ dạng túi (vesicular-arbuscular mycorrhiza) cộng sinh trên bắp, mía và nhãn ở vùng đất An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ, 36 trang. Widiati, R. B., Idrus, I. M., and Imran, N. A, 2015. Isolation and Identification of Vesicular Arbuscular Mycorrhizae (VAM) in the Rhizosphere of Maize (Zea mays) in the Village of Lekopacing, Tanralili District of the Maros Regency. International Journal of Science and Research (IJSR), 4 (11) : 760-765. 111